Gia Đình
'Nhà mình nghèo, không có tiền đâu!' - Cách dạy dễ khiến trẻ hình thành tâm lý tự ti
Nhiều người hiện nay có quan điểm rằng nên giấu đi tình trạng tài chính khá giả để con luôn có ý thức phấn đấu và độc lập. Tuy nhiên, ở khía cạnh tâm lý học, câu nói 'Nhà mình nghèo, không có tiền đâu!' là thứ có thể khiến trẻ hình thành sự tự ti khi tham gia giao tiếp xã hội.
"Nhà mình nghèo lắm, không có tiền đâu" - Cách giáo dục lợi bất, cập hại
Một diễn viên nọ chia sẻ trên một chương trình truyền hình rằng khi anh còn nhỏ, cha mẹ anh luôn truyền cho anh quan niệm rằng gia đình anh rất nghèo, điều này khiến anh cảm thấy rằng ngay cả khi lớn lên, ngay cả khi đã kiếm được tiền, anh vẫn sẽ cảm thấy rằng mình rất thiếu tiền.
Trên thực tế, những bậc cha mẹ như vậy rất phổ biến, họ thường nói với con mình:
Nhà mình nghèo nên con không được tiêu tiền bừa bãi, không thể cứ cái gì mình muốn là đều phải mua được.
Ba mẹ nuôi con vất vả, phải chu cấp cho con ăn học, đừng làm ba mẹ thất vọng.
Sao con lại tiêu tiền bừa bãi như vậy, con không biết ba mẹ kiếm tiền vất vả thế nào ư?
Ngay cả ở trong những gia đình không hề nghèo khó, cha mẹ vẫn sẽ dùng phương pháp "than nghèo" này để giáo dục con cái, rèn cho thói quen tiêu dùng tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế, luôn nhấn mạnh với con rằng kiếm tiền rất khó khăn, ba mẹ đồng thời cũng đang viết ra những lo lắng, sợ hãi về tiền bạc trong tiềm thức của con.
Thái độ của cha mẹ đối với tiền bạc sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con cái, không chỉ mối quan hệ của chúng với tiền bạc mà còn cả mối quan hệ của chúng với thế giới sau này.
Trẻ em lớn lên trong kiểu giáo dục "than nghèo" rất dễ sinh ra tâm lý tự ti, thiếu thốn.
Cha mẹ hay than nghèo và những đứa trẻ lớn lên trong cảm giác thiếu thốn
Kiểu giáo dục "than nghèo" của cha mẹ có thể dễ dàng khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn về vật chất. Nếu bạn không có được nó khi còn nhỏ, bạn sẽ cảm thấy mình rất cần nó khi lớn lên.
Ngay cả khi con trẻ sau này kiếm được nhiều tiền, họ vẫn không có được cảm giác an toàn và khó lấp đầy lỗ hổng trong lòng. Họ cảm thấy tội lỗi bất cứ khi nào tiêu tiền, vì vậy họ tích trữ tất cả số tiền đó để cho bản thân một cảm giác an toàn.
Xung quanh chúng ta không thiếu những người chăm chỉ làm việc để kiếm tiền, thậm chí hy sinh thời gian cho gia đình, hoàn toàn chìm đắm trong ham muốn tiền bạc, nhưng họ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.
Cha mẹ than nghèo và những đứa con mang tâm lý tự ti
Trên mạng có người đặt ra một câu hỏi rằng: Cha mẹ luôn than nghèo liệu có khiến con cái cảm thấy mặc cảm?
Người hỏi câu hỏi này đã chia sẻ câu chuyện của chính mình. Cha mẹ cô luôn nói với cô rằng gia đình cô rất nghèo. Khi đó, tất cả các bạn trong trường mẫu giáo đều được mua búp bê Barbie, có lần cô muốn chạm vào búp bê Barbie của bạn mình nhưng người bạn đó nói với cô: "Về bảo mẹ cậu mua cho ấy".
Cô biết mẹ cô không thể mua nó cho cô, và đây là lần đầu tiên cô cảm thấy tự ti. Khi lớn lên, cô rất thích những bộ đồ thể thao, đồ dùng học tập và những chiếc cặp xinh xắn mà các bạn trong lớp ưa chuộng, nhưng cô hiếm khi có được thứ mình muốn. Mặc cảm tự ti trở nên mạnh mẽ hơn.
Nhiều cư dân mạng đồng tình với cảm xúc của cô. Một số cư dân mạng cho rằng họ tự ti đến mức chưa từng yêu ai vì cảm thấy mình không xứng đáng. Một số cư dân mạng cho rằng họ không có niềm tin vào bất cứ điều gì, thậm chí còn cảm thấy mình không xứng đáng được mặc những bộ váy đẹp.
Có thể thấy, kiểu giáo dục "than nghèo" không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến cách trẻ hòa hợp với thế giới.
Mong muốn của con trẻ không được cha mẹ chấp nhận, tất cả những gì chúng nhận được chỉ là tình yêu có điều kiện, vì vậy chúng sẽ mang trong mình tâm lý tự ti, nhạy cảm, cảm thấy mình không xứng đáng và không dám đấu tranh cho điều mình mong muốn.
Dù có nhiều người đã leo lên đỉnh kim tự tháp nhưng sâu trong lòng, họ vẫn không thừa nhận bản thân mình và cảm thấy mình chẳng có giá trị gì.
Ngược lại, có một số người lại tiêu dùng không kiểm soát. Không thiếu những tin tức như sinh viên đại học mắc kẹt với các khoản vay tiêu dùng, vay tiền để mua iPhone, mỹ phẩm, hàng xa xỉ.
Rất nhiều khi, chính vì thuở nhỏ, những nhu cầu của họ không được đáp ứng nên mặc cảm và ham muốn của họ tích tụ cho đến khi bùng phát. Họ muốn bù đắp những thứ mình chưa có được, vì vậy đối xử với bản thân nhiều gấp đôi, nhưng cuối cùng lại có thể bị hủy hoại tài chính.
Thực ra, sự phù phiếm của họ đều tới từ mặc cảm sâu sắc.
Cha mẹ than nghèo và những đứa con sợ hãi
Một nhà tâm lý học từng nói: "Một người có thể có bao nhiêu của cải tùy thuộc vào việc trong tiềm thức, anh ta nghĩ rằng mình xứng đáng được bao nhiêu".
Bằng cách này, trẻ dễ có tâm lý thù địch với tiền bạc và kết quả là trẻ sẽ ít có khả năng kiểm soát tiền bạc hơn.
Tiềm thức của trẻ em đối với tiền bạc về cơ bản đến từ cha mẹ chúng. Cha mẹ luôn than nghèo kể khổ với con, đồng thời phớt lờ nhu cầu tâm lý của con, cũng đồng thời đang vô tình truyền đạt cho con rằng mấu chốt của vấn đề giữa họ chính là tiền bạc.
Nhà tâm lý học Louise Hay đã chia sẻ một câu chuyện trong cuốn "Tái tạo cuộc sống" (tạm dịch):
Một sinh viên làm việc rất chăm chỉ đã rất phấn khích khi trúng được 500 USD. Kết quả là anh ấy đã không đến lớp vào tuần thứ hai vì bị gãy chân và hóa đơn y tế mà anh ấy phải trả là đúng 500 đô la.
Louise phân tích, trong lòng cậu sinh viên này vốn thù địch với tiền bạc, sợ giàu nên đã dùng cách này để trừng phạt mình.
Nhà tâm lý học Wu Zhihong cũng chia sẻ câu chuyện tương tự. Đêm trước khi ký hợp đồng với nền tảng Dedao, anh đã đọc nhầm giờ bay. Kết quả là khi đến sân bay vào ngày hôm sau, anh phát hiện chỉ còn một vị trí trống hạng thương gia có thể thay đổi, nhưng vì do dự nên anh đã bỏ lỡ cả chuyến bay.
May mắn thay, anh đã đặt chuyến bay vào sáng hôm sau và kịp thời gian ký hợp đồng. Chính bản thân anh tự phân tích và nói rằng anh biết việc ký kết này sẽ mang lại cho anh thu nhập rất đáng kể, nhưng trong tiềm thức, anh sợ mình giàu nên cứ trì hoãn.
Có thể thấy, khi trong lòng không hòa giải được với tiền bạc thì việc theo đuổi tiền bạc cũng sẽ trải qua nhiều trắc trở, bởi vì điều này phù hợp với trí tưởng tượng của tiềm thức.
Và nếu cha mẹ cho phép những ham muốn của con cái được bộc lộ khi chúng còn nhỏ thì mối quan hệ giữa con cái và tiền bạc sẽ thoải mái, tự nhiên hơn và sự giàu có tự nhiên sẽ theo sau.
Thay vì nuôi dạy con theo kiểu nghèo hay kiểu giàu, chi bằng nuôi dạy con bằng tình yêu thương
Cha mẹ nào cũng muốn truyền tải cho con những điều tích cực, nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Nếu muốn ngăn chặn thái độ tiêu cực của con với tiền bạc, cha mẹ có thể làm như sau.
1. Đáp ứng một cách trung thực nhu cầu của con
Khi trẻ nói ra nhu cầu của bản thân, mong muốn của trẻ có được đáp ứng hay không còn tùy thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của cha mẹ.
Nếu cha mẹ có khả năng và sẵn sàng thì hãy vui vẻ làm hài lòng con cái thay vì nói những câu như "Đôi giày này bằng nửa tháng lương của mẹ, con phải biết hài lòng với những gì mình có."
Nếu không, dù có vẻ như bạn đã làm con hài lòng nhưng đó vẫn là tình yêu có điều kiện.
Nếu cha mẹ không có khả năng, hãy nói thật với con cái. Bạn có thể nói với con: "Không phải là bố mẹ không muốn mua cho con, chỉ là tạm thời bố mẹ không có khả năng."
Bạn cần cho con hiểu rằng dù dù nhu cầu của con không được đáp ứng thì đó cũng không phải lỗi của con và con vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ sự nỗ lực của chính mình trong tương lai.
-
Gia Đình 20:56 26/09/2024
Tôi góp 1,7 tỷ nhưng bạn trai chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà, 1 tháng sau tôi mỉm cười cảm ơn
-
Gia Đình 09:27 25/09/2024
Nhà vừa xây xong thì vợ chồng ly hôn, tôi tay trắng trở về nhà mẹ đẻ, nghe bà nói một câu mà tôi hối hận tột cùng
-
Gia Đình 11:22 24/09/2024
Vợ chồng tôi có 20 tỷ tiết kiệm nhưng không cho đứa con nào hết, đời ai người nấy lo: Nói ra ai cũng bảo keo kiệt nhưng ‘đời cua cua máy, đời cáy cáy đào’!
-
Gia Đình 15:17 19/09/2024
Chàng trai ở TPHCM ngày học, đêm chạy xe ôm nuôi đàn cháu mồ côi
-
Gia Đình 15:42 20/08/2024
Mỗi tháng chu cấp cho bố mẹ 5 triệu, đến khi nhờ ông bà giúp một việc cỏn con cũng bị từ chối, tôi thẳng tay cắt luôn: 1 năm sau thì tôi hối hận tột cùng
-
Gia Đình 16:36 21/05/2024
Người bán tôm mách nhỏ: Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên chỉ qua vài giây quan sát
-
Gia Đình 17:08 17/05/2024
Nghịch lý cuộc đời: Người Việt mua đất rộng, xây nhà to để được “sĩ diện” rồi suốt ngày chạy ở ngoài “cày cuốc” trả nợ, không còn thời gian ở trong nhà
-
Gia Đình 13:49 17/05/2024
Con ốm tìm chồng cũ bị vứt cho 50k đuổi đi, về nhận tin nhắn tôi vỡ òa hạnh phúc
0 Bình luận