Gia Đình
Con trai chúng tôi vô cùng tầm thường, nhưng tôi tự hào về con mình!
Ở thời đại hiện nay, với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của xã hội, các bậc cha mẹ luôn đặt mọi kỳ vọng lên đứa trẻ. Đặc biệt, với những gia đình có phụ huynh thuộc tầng lớp trí thức tinh hoa, áp lực này càng trở nên to lớn hơn nữa.
Mới đây, một người mẹ Trung Quốc đã với những dòng chia sẻ về gia đình mình đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.
Theo câu chuyện được kể, cô và chồng đều là Thạc sĩ, Tiến sĩ, như bao người làm cha mẹ khác, họ đều kỳ vọng đứa con lớn lên sẽ nối bước trở thành tinh anh trong xã hội . Tuy nhiên, con của họ cuối cùng chỉ là một người bình thường. Mặc dù vậy, bà mẹ vẫn không hề thất vọng và luôn sẵn sàng nói 'Tôi tự hào về con mình' trước xã hội.
Tâm thư gây sốt mạng xã hội của bà mẹ như sau:
"Chồng tôi là Tiến sĩ ngành kỹ thuật còn tôi là Thạc sĩ. Cả hai đều theo học các trường đại học danh giá thuộc dự án 985 (dự án các trường đại học trọng điểm của Trung Quốc). Tôi mang thai con trai ở độ tuổi sinh nở tốt nhất là 27. Việc mang thai đã được lên kế hoạch thôi bổ sung axit folic và các chất dinh dưỡng khác từ trước.
Quả nhiên, vất vả đã được đền đáp, con trai tôi kháu khỉnh, khỏe mạnh, đôi mắt to long lanh. Vợ chồng tôi nghĩ thầm, chắc đây là một cậu bé thông minh.
Nhưng kể từ khi con vào tiểu học, tất cả Niềm kiêu hãnh của chúng tôi nhanh chóng cạn kiệt, thực tế như tát vào mặt. Mặc dù không muốn thừa nhận, nhưng sự thật là thành tích học tập của đứa trẻ không tốt.
Con học lẹt đẹt, mỗi khi đến trường học hành tôi đều lặng lẽ ngồi một góc và cố tình chọn một số bộ quần áo tối màu, sợ thu hút sự chú ý của phụ huynh và thầy cô.
Để con bắt kịp thành tích học tập, tôi cũng đăng ký cho cháu học nhiều lớp phụ đạo, thậm chí thuê gia sư kèm riêng. Không chỉ vậy, con trai đi học vào ban ngày, tối tôi cho con xem nhiều sách và video hướng dẫn ở nhà, cùng con làm bài tập. Tôi cẩn thận phân tích từng văn bản và giải các câu hỏi trong kỳ thi Olympic
Dù vậy, điểm số của con trai tôi vẫn không quá tốt. Vì áp lực của việc học hành, thức khuya nhiều, không có thời gian cho các hoạt động ngoài trời, khả năng miễn dịch của con bị suy giảm. Cháu thường xuyên bị cảm cúm và ốm vặt phải đeo kính cận thị vào năm lớp 4.
Cuối cùng, tôi phải chấp nhận thực tế rằng con tôi thực sự có năng lực ‘tầm thường’ trí thông minh cũng thuộc top dưới.
Bù Ӏạі, соп tôі гất пɡоаn пɡоãп, һоàn tһànһ tất сả сáс пһіệm νụ һọс tậр mà tôі ѕắр xếр một сáсһ пɡһіêm túс.
Mùa hè năm đó, tôi đăng ký cho cháu học các phụ đạo Toán và Tiếng Anh, con trai tôi chủ động nói: “Mẹ Đăng ký cho con học lớp tiếng Trung nếu không con sợ sau kỳ nghỉ hè sẽ bị tụt lại phía sau". Tôi cảm thấy buồn bã, tự nhủ: Con trai tôi chăm chỉ và ngoan ngoãn, nhưng thành tích học tập vẫn không tốt. Đó có phải là lỗi của con không?
Tôi đã đồng hành cùng việc học với con trai được bốn năm, cuối cùng phải thừa nhận tằng một số người thực sự phù hợp với việc học, và một số thì không. Điều này giống như nhiều người có thể vẽ mà không cần giáo viên dạy, hay làm thơ từ khi còn nhỏ vậy.
Tôi và chồng nhận ra, "gen" Tiến sĩ và Thạc sĩ của chúng tôi thực sự đã sinh ra một "học sinh kém", ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Gạt bỏ đi sự lo lắng và so sánh, tôi bắt đầu nhìn lại con trai mình, và tôi cũng bắt đầu bình tĩnh suy nghĩ về ý nghĩa của việc học. Trên thực tế việc để con cái chăm chỉ học tập có ý nghĩa gì?
Chẳng qua là để cho con sau này có năng lực tự nuôi sống mình, nhận thức được giá trị sống của mình, đóng góp giá trị cho xã hội. Nhưng con trai của tôi chăm chỉ, hiểu biết và tốt bụng, và sau này sẽ làm một công việc bình thường. Vậy, tại sao phải lo lắng về việc không có gì để được nuôi sống mình?
Con tôi tuy học Toán không giỏi nhưng cháu rất thích học nấu ăn và đọc hết sách dạy nấu ăn mà tôi mua. Cháu mới 10 tuổi mà đã nấu được vài bữa cơm tươm tất.
Con tôi tuy tiếng Anh không giỏi, hay quên từ, viết sai chính tả, nhưng cháu có trái tim nhân hậu. Khi vừa bước vào cửa tòa nhà thấy có người đi sau, cháu luôn đưa đôi tay nhỏ bé giữa cửa chờ đợi họ vào trong mới thả tay.
Mặc dù tiếng Trung của con tôi kém và bài viết nhàm chán, nhưng cháu rất hiếu thảo với cha mẹ và hiểu được sự vất vả của đấng sinh thành.
Đêm đó tôi bị thoái hóa đốt sống cổ, đau đầu dữ dội, con trai nói: "Mẹ đi nghỉ đi, mẹ đừng học cùng con, con tự làm bài là được". Tôi thiếp đi một lúc lâu, khi con làm bài xong, lặng lẽ đến bên và đắp chăn cho tôi.
Tôi đã tham gia nhiều nhóm phụ huynh và hầu hết họ đều trò chuyện và rất lo lắng về thành tích con cái sợ con bị thụt lùi. Khi có một đứa trẻ đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi, họ sẽ đồng loạt thả biểu tượng "wow" và liên tục bình luận đúng là con nhà người ta nhìn con mình mà buồn bã".
Lâu nay tôi cũng nghĩ như vậy, so sánh và thất vọng. Nhưng bây giờ, tôi không thế nữa.
Đầu học kỳ này, lớp bầu cán bộ, cô giáo chủ nhiệm nói với tôi: "Mẹ về nhà khen con đi, hôm nay con đã dũng cảm đứng trên bục tranh cử vào ban thể dục thể thao. Cả 38 em trong lớp đều bầu cho con, những em thua cuộc khác đều là 'cao thủ học thuật' hàng đầu".
Giáo viên chủ nhiệm cũng cho biết: "Tôi đã hỏi cả lớp tại sao cậu bé được chọn. Các học sinh nói rất nhiều. Một số nói rằng vì con có năng lực, nhiều bạn thì nhận xét vì con vui vẻ và sôi nổi. Con chị cũng rất chân thành, luôn là người đầu tiên đứng lên và giúp đỡ bất cứ ai gặp khó khăn,...".
Nghe cô nói, tôi chợt xúc động và tự hào về đứa con 'không học giỏi' của mình.
Vâng, con không giỏi chút nào, và hầu như lần nào cũng khó khăn khi làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, con bằng lòng là chính mình, yêu bản thân và những người khác, tôn trọng bản thân và người khác, đối xử với những người xung quanh bằng tấm lòng bao dung và vui vẻ. Đây chẳng phải là tài sản quý giá không thua kém thành tích học tập sao?
Ai cũng khao khát thành công, giàu sang và nổi tiếng, nhưng đáng tiếc là gần 90% con người vẫn rơi vào cảnh bình thường. Từ khi con đi học, chúng ta luôn quen dùng một tiêu chuẩn duy nhất là học lực, để đo lường sự tốt hay xấu của một đứa trẻ.
Điều này không chính xác.
Chúng ta không nên coi thường những điều bình thường, trái lại, nên hoan nghênh. nếu bạn có thể bằng lòng với cuộc sống bình thường, làm công việc mình yêu thích một cách lành mạnh và vui vẻ, không vi phạm lương tâm và nguyên tắc sống, vững vàng từng bước trong cuộc đời, và già đi trong bình yên,...
Tôi nghĩ rằng đây đã là một cuộc sống thành công.
Hôm đó tan học, tôi đang đứng ở cổng trường thì thấy con đeo cặp sách chạy về phía tôi, trên tay nó tươi cười cầm một mẩu bánh quy, nó nói đó là do nhà trường phát lúc chiều. Trưa, con thấy ngon nên để lại một miếng cho mẹ.
Tôi chợt xúc động và thầm nghĩ, con trai mình lớn lên sẽ tự lực cánh sinh, dù làm bất cứ ngành nghề gì.
Kết thúc một ngày làm việc, con sẽ trở về ngôi nhà ấp áp của mình, là người chồng ân cần, người cha đảm đang, khi bố mẹ ốm đau, con sẵn sàng nhẫn nại chăm sóc,... Tôi nghĩ, đây thực sự là tương lai mà các bậc cha mẹ muốn con mình có được nhất.
Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ nên để con được sống với tuổi thơ của chính mình và phát triển tự nhiên, biết đâu, chính sự 'nuôi thả' này có thể giúp trẻ làm nên những niềm tự hào bất ngờ trong tương lai.
Xem thêm: Cựu banker bỏ việc văn phòng về kế thừa quán ăn gia truyền gần 40 năm và cái kết viên mãn
-
Gia Đình 20:56 26/09/2024
Tôi góp 1,7 tỷ nhưng bạn trai chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà, 1 tháng sau tôi mỉm cười cảm ơn
-
Gia Đình 09:27 25/09/2024
Nhà vừa xây xong thì vợ chồng ly hôn, tôi tay trắng trở về nhà mẹ đẻ, nghe bà nói một câu mà tôi hối hận tột cùng
-
Gia Đình 11:22 24/09/2024
Vợ chồng tôi có 20 tỷ tiết kiệm nhưng không cho đứa con nào hết, đời ai người nấy lo: Nói ra ai cũng bảo keo kiệt nhưng ‘đời cua cua máy, đời cáy cáy đào’!
-
Gia Đình 15:17 19/09/2024
Chàng trai ở TPHCM ngày học, đêm chạy xe ôm nuôi đàn cháu mồ côi
-
Gia Đình 15:42 20/08/2024
Mỗi tháng chu cấp cho bố mẹ 5 triệu, đến khi nhờ ông bà giúp một việc cỏn con cũng bị từ chối, tôi thẳng tay cắt luôn: 1 năm sau thì tôi hối hận tột cùng
-
Gia Đình 16:36 21/05/2024
Người bán tôm mách nhỏ: Cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên chỉ qua vài giây quan sát
-
Gia Đình 17:08 17/05/2024
Nghịch lý cuộc đời: Người Việt mua đất rộng, xây nhà to để được “sĩ diện” rồi suốt ngày chạy ở ngoài “cày cuốc” trả nợ, không còn thời gian ở trong nhà
-
Gia Đình 13:49 17/05/2024
Con ốm tìm chồng cũ bị vứt cho 50k đuổi đi, về nhận tin nhắn tôi vỡ òa hạnh phúc
0 Bình luận