Liên hệ với chúng tôi

Xe & Công nghệ

Nghịch lý: Vay tiền xây nhà sang ở quê rồi lại lên phố ở nhà thuê, cặm cụi cày tiền trả nợ

Hiên nay, do giá đất tại các khu vực thành phố trung tâm tăng mạnh nên nhiều người vẫn lựa chọn xây nhà ở quê. Điều này đã dẫn đến nghịch lý, họ chấp nhận vay một khoản để có thể xây được căn nhà tầng khang trang ở quê nhà rồi mượn người trông nom, sau đó lại khăn gói lên phố đi ở trọ để nai lưng kiếm tiền trả nợ.

Nghịch lý: Vay tiền xây nhà sang ở quê rồi lại lên phố ở nhà thuê, cặm cụi cày tiền trả nợ

Xuất bản:

Minh Hằng
Nghịch lý: Vay tiền xây nhà sang ở quê rồi lại lên phố ở nhà thuê, cặm cụi cày tiền trả nợ
Photo: internet

Mặc dù quỹ đất ở các thành phố lớn đang ngày càng eo hẹp nhưng ở các vùng quê, việc có được mảnh đất lớn để xây lên ngôi nhà khang trang là không quá khó.

Bởi vậy, nhiều người hiện nay vẫn đang chấp nhận cuộc sống nghịch lý: "Chấp nhận vay một khoản để có thể xây được căn nhà tầng khang trang ở quê nhà rồi mượn người trông nom, sau đó lại khăn gói lên phố đi ở trọ để nai lưng kiếm tiền trả nợ".

Như trường hợp của gia đình chị Bích Xuân (38 tuổi), đang sống ở Hà Đông, Hà Nội chia sẻ dưới đây.

Theo lời chị Xuân, hai vợ chồng chị từ Bắc Giang ra Hà Nội sinh sống và làm việc đã được gần chục năm. Thu nhập hàng tháng từ công việc bán hàng thực phẩm cũng được vài chục triệu. Gia đình 5 người chúng tôi vẫn ở trong hai phòng trọ với tổng diện tích chỉ hơn 40m2.

Vì muốn có chỗ ở ổn định, không phải vất vả mỗi khi chuyển nhà nên chị đã bàn với chồng mua một mảnh đất hay căn nhà trả góp nhưng anh ấy đều gạt đi. Anh muốn dồn tiền để xây nhà to, đẹp ở quê vì anh là trai trưởng, nhà khi có việc đều tập trung rất đông mọi người. Ngôi nhà cấp 4 cũ vẫn còn tốt chỉ có mẹ chồng chị thi thoảng mới ở vài hôm vì bà thường xuyên ở Hà Nội với con cháu.

Năm ngoái, chồng chị quyết định xây nhà kiểu biệt thự vườn 3 tầng, diện tích hơn 100m2 ở quê. Suốt hơn 8 tháng làm nhà, anh ấy đi đi lại lại về quê để xem xét tình hình xây dựng, mọi công việc tại công trình lại phải nhở chú em giám sát, nên việc buôn bán, chăm sóc con cái ngoài Hà Nội dồn lên vai chị.

nghich-ly-vay-tien-xay-nha-sang-o-que-roi-lai-len-pho-o-nha-thue-cam-cui-cay-tien-tra-no-1

Khi quyết định xây nhà ở quê, vợ chồng chị Xuân chỉ có 400 triệu trong khi chi phí hoàn thành ngôi nhà lên đến hơn 1 tỷ đồng. Khi ấy, rất may mắn, anh chị được anh em họ hàng cho mượn 300 triệu nhưng vẫn phải cắm sổ đỏ vay ngân hàng thêm 500 triệu.

"Mọi người ở quê cứ nghĩ chúng tôi làm ăn khấm khá lắm nhưng thực tế đâu phải vậy. Mỗi ngày, chúng tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để đi lấy hàng rồi tất bận chợ búa, có ngày không kịp ăn trưa, ăn tối. Tiền thuê nhà hàng tháng hết 4 triệu, tiền học chính, học thêm của con, thuê người đưa đón con ít nhất cũng 5 triệu. Tính thêm chi phí ăn uống, điện nước, về quê, ma chay hiếu hỉ thì mỗi tháng chúng tôi cũng chi hơn 20 triệu", Chị Xuân chia sẻ.

Chồng chị từ lâu đã có ý định xây nhà ở quê dù vẫn làm ăn ở Hà Nội, cho con cái học ở đây và chỉ về quê dưỡng già. Anh muốn làm vậy để mẹ vui, thuận tiện mỗi dịp lễ Tết và sau này nếu làm ăn ở Hà Nội không tốt thì có thể về quê ở.

"Tôi lại thấy việc này chỉ nặng nợ. Hiện tại, dù đã có nhà nhưng chúng tôi vẫn phải thuê trọ ở một nơi ẩm thấp, chật chội. Giờ chúng tôi càng khó mua nhà ở Hà Nội vì mỗi tháng phải nai lưng trợ nợ gốc, lãi ngân hàng và trả dần người thân. Sau Tết, chúng tôi lại để không ngôi nhà ở quê và phải nhờ chị chồng thi thoảng sang quét dọn. Một năm, chúng tôi về ngôi nhà ấy chưa đến chục lần, mỗi lần về cũng chỉ hôm trước rồi hôm sau đi", chị Xuân chia sẻ.

nghich-ly-vay-tien-xay-nha-sang-o-que-roi-lai-len-pho-o-nha-thue-cam-cui-cay-tien-tra-no-3

Cuối năm vừa rồi, chồng tôi dồn hết tiền mua sắm đồ đạc cho nhà mới, trang trí hoành tráng cho xứng tầm. Cũng như mọi năm, chồng tôi vẫn mừng tuổi người già tiền trăm, trẻ nhỏ 50.000-100.000 đồng. Tôi không hiểu anh có nghĩ đến chuyện phải đóng tiền học cho con khi ra Tết hay không.

"Trước khi quay lại Hà Nội, chúng tôi lại mời vài chục người đến nhà ăn uống. Mọi người chúc mừng chúng tôi có căn nhà khang trang nhưng tôi không thấy vui mà chỉ cảm thấy mệt mỏi như đang phải diễn vở kịch ngoài tươi, trong héo. Tôi không muốn gây gổ với chồng nhưng tôi không thể chịu mãi cảnh è cổ ra làm mà bản thân không được hưởng thụ gì, chỉ "lấy le" với họ hàng, làng xóm".

Theo các chuyên gia tài chính, trước khi xây hoặc mua nhà, bạn nên xem xét kỹ ngôi nhà là tài sản hay tiêu sản. Điều này có nghĩa là bạn cần suy nghĩ việc xây, mua ngôi nhà đó sẽ giúp tăng tài sản của bạn hay bạn phải tốn tiền cho nó. Trong trường hợp của chị Xuân như trên, căn nhà là một dạng tiêu sản khi họ phải vay mượn nhiều để xây dựng và nó làm chủ nhà nghèo đi.

Việc nhiều người dồn hết tài chính vào ngôi nhà vì cho rằng bất động sản là của để dành. Miếng đất trống có thể là của để dành nhưng việc vay tiền xây nhà mà không dùng thường xuyên và phải đi thuê chỗ ở khác thì ngôi nhà này là tiêu sản và khiến chủ sở hữu vướng vào nghịch lý nhà sang để trống ở quê trong khi phải đi làm thuê ở phố để trả nợ.

nghich-ly-vay-tien-xay-nha-sang-o-que-roi-lai-len-pho-o-nha-thue-cam-cui-cay-tien-tra-no-2

Việc xây nhà giúp chủ nhà cảm thấy hãnh diện, được nể trọng là đi ngược lại với tháp nhu cầu Maslow. Theo đó, nhu cầu của con người gồm 5 thứ bậc từ thấp đến cao là: 1- sinh tồn (không khí để thở, nước uống, thức ăn, sinh lý); 2- được an toàn; 3- yêu và được yêu thương; 4- được tôn trọng; 5- thể hiện mình. Do đó, bạn chỉ nên quan tâm đến những nhu cầu khác khi đã đảm bảo đủ nhu cầu thiết yếu.

Đừng để bản thân rơi vào nghịch lý và trở thành con nợ!

Xem thêm: Chi 700 triệu đồng mua xe theo đuổi ước mơ du lịch bụi, cặp vợ chồng về hưu gặp cái kết đắng

Cùng chuyên mục