Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Nể 'ông Tư lục tỉnh' tự tay xây 400 căn nhà miễn phí cho dân nghèo: Dùng sạch tiền dưỡng già

Từ một thầy lang chuyên đi bốc thuốc, ông Trương Văn Kiềm (hay còn gọi là Tư Kiềm) ngụ TP. Cần Thơ đã chuyển sang việc ‘xây dựng nhà ở miễn phí’ cho dân nghèo.

Nể 'ông Tư lục tỉnh' tự tay xây 400 căn nhà miễn phí cho dân nghèo: Dùng sạch tiền dưỡng già

Xuất bản:

Đỗ Thu Nga
Nể 'ông Tư lục tỉnh' tự tay xây 400 căn nhà miễn phí cho dân nghèo: Dùng sạch tiền dưỡng già
Photo: internet

Dù không máu mủ ruột rà, dù phải tự bỏ tiền túi, nhưng ông vẫn vui vẻ làm. Tấm lòng cao đẹp ấy, hiếm ai có được. Ông tốt đến mức, người dân nơi đây gọi ông là ‘Phật sống’.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Ông Tư từng tới Sài Gòn, uống ly cà phê mắc tiền làm ông ‘xót dạ’.“Trời ly nước gì những 25 ngàn, ở đây chỉ có 4,5 ngàn không à.” Nhưng lạ kỳ thay, người đàn ông tiếc rẻ vài chục nghìn năm ấy lại sẵn sàng bỏ tiền túi cả trăm triệu đồng để dựng cho dân miền sông nước một mái nhà che nắng che mưa.Nhớ lại ngày khiến ông quyết định công việc này, ông kể: "Có một lần tui đi hái thuốc nam, thấy một thanh niên khỏe mạnh đang rượt đuổi bà cụ. Tui dừng lại can ngăn và được biết nhà của hai mẹ con bị sập nhưng người con không chịu sửa sang, mẹ đi tìm thì đuổi đánh. Tui về mà suy nghĩ mãi." Hôm sau, ông rủ thêm vài người nữa đến dựng nhà cho bà cụ."Từ đó, ông bỏ hẳn nghề thuốc nam để tập trung đi dựng nhà miễn phí. Những người bạn của ông mỗi người một tay giúp sức. Tiếng lành đồn xa, không chỉ ở Cần Thơ mà người dân các tỉnh khác như Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau cũng tìm đến ông.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Thông thường, nếu thời tiết thuận lợi, sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để dựng xong một ngôi nhà. Toàn bộ gỗ và mái tôn ông tặng gia chủ. Còn tôn bao quanh nhà, ông cũng đi kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ và hỗ trợ lắp đặt. Những người đồng hành với ông, phần lớn đều ở độ tuổi U70. Nhiều người bỏ công việc đang làm để cùng ông đi làm từ thiện.Mỗi căn nhà chi phí gần 20 triệu đồng. Đó thực sự là số tiền không hề nhỏ đối với một người nông dân như ông. Ông đã lấy từ tiền hai vợ chồng dành dụm cả đời cùng tiền các con biếu dưỡng già.Mỗi lần mang tiền đi mua gỗ, ông lại nhận được tiếng thở dài của bà Tư, người vợ sát cánh cùng ông mấy chục năm qua. Đây cũng là điều khiến ông nghĩ ngợi nhất.

webtretho

Hai vợ chồng ông Tư kiềm gắn bó bên nhau (Ảnh: Zing.vn)"Cũng lo cho bà ấy nhưng có để dành cả tỷ bạc thì chết có mang theo được đâu, trong khi có nhiều người cần đến những đồng tiền này hơn tui bấy giờ." Và sau 2 năm đầu tiên còn nhiều nghi ngại về công việc chồng mình làm, cuối cùng bà Tư cũng nghĩ xuôi."Thấy ông ấy vui khi làm công việc đó thì mình cũng phải ủng hộ thôi", bà Tư nói rồi cúi xuống nhặt tiếp bó rau để chuẩn bị bữa trưa cho mọi người. Nhìn vợ, ông Tư cười hiền: "Bà ấy cũng yếu rồi nên tui tính sắp tới đây đặt cơm tiệm cho mọi người, để bà ấy nghỉ ngơi. Một ngày nấu cho tui 6,7 bình thủy là nhiều rồi".Thương và nể hai vợ chồng cụ ông thực sự! Đúng là xã hội có nhiều người tốt, nhưng tốt cả đời, tốt không toan tính, tốt đầy hy sinh như họ thật hiếm có khó tìm.Người xưa nói ‘thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn’. Nhưng đó là khi cả hai cùng vun vén hạnh phúc gia đình, chứ hiếm vợ chồng nào cùng đồng thuận hy sinh lợi ích của mình vì người khác.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Như ông Tư Kiềm, đến tuổi về hưu vẫn không ‘chịu’ nghỉ ngơi, đi xây nhà miễn phí cho người khác. Thanh niên trẻ bây giờ còn than, không tiền thì không làm, còn ông cứ mải miết với nắng mưa, chỉ hy vong giúp đời ‘chút ích’.Còn bà Tư, lại đáng ngưỡng mộ vô cùng, thay vì ngăn chồng hoặc khuyên chồng nên ở nhà dưỡng sức, bà vẫn lúi húi đi theo ông, lo cơm nước cho những ‘thợ xây miễn phí’. Nếu không kể ra, có lẽ chẳng ai biết cuộc đời này còn có những trái tim tuyệt vời đến thế.Rồi dần dần, tiếng lành đồn xa, ông Tư Kiềm được bà con yêu mến đặt cho biệt danh là ông Tư lục tỉnh", bởi bao năm ông ngang dọc ở sông nước miền Tây, tới tận nơi giúp đỡ những gia đình khó khăn, cực khổ.Ông bảo trời thương nên chưa ai bị tai nạn lúc làm việc. Thậm chí nhiều người còn coi ông như Phật sống, quỳ xuống cúi lạy khi ông vừa cất xong cho họ ngôi nhà.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Từng bị chê tào lao."Ông già tào lao lo chuyện bao đồng" "Ông già tào lao không à? Nhà mình chưa lo nổi đi lo cho người khác. Rồi ông lấy tiền đâu mà làm miết?" Ngày đầu làm công việc này, ông nghe hoài những lời gièm pha nhưng rồi cũng bỏ ngoài tai. "Nghe họ thì giờ 400 căn nhà đâu được dựng, bao người vẫn phải ở ngoài trời", ông cười nói.Cứ thế, hơn 20 năm qua, ông đã gầy dựng khoảng 400 căn nhà nhưng chi tiết như thế nào, có những ai cụ thể thì ông không nắm rõ. Bởi ông không ghi chép sổ sách mà chỉ tính nhẩm trung bình mỗi tháng dựng 2 căn. "Dựng được nhiêu cái thì dựng chứ cũng không cần nhớ chính xác làm gì", ông Tư cười hiền.Người tốt thật tâm khác người tốt ‘làm màu’ là vậy đó. Họ cho đi đơn giản là cho đi, tuyệt đối không cần ai nhớ ơn, báo đáp. Chợt nhớ đến câu nói ‘của cho không bằng cách cho’ là vậy. Mình giúp người là từ cái tâm, còn suốt ngày đem ra kể lể thì lòng tốt sẽ không còn đẹp nữa.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Và ông Tư Kiềm hiểu điều ấy rất rõ, ông cùng nhóm bạn của mình cứ cặm cụi làm. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn, trắc trở nhiều lắm. Ví như muốn xây nhà thì phải có gỗ tốt, nhưng vì để tiết kiệm, ông không mua ở các xưởng mộc đã xẻ sẵn mà tìm mua cây của người dân địa phương. Hễ chỗ nào đánh tiếng có cây cần bán là ông đều tìm đến mua bằng được.Nhiều người biết ông cũng gọi cho ông để lại gỗ với giá ưu đãi. Xong xuôi thì mỗi người một việc bắt tay vào đốn gỗ. Người cưa, người xẻ. Chặt hạ xong, ông thuê xe mang về nhà. Rồi mỗi lần có nhà cần dựng, ông kéo lên phơi nắng lột vỏ.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Có những ngày 2,3 người làm nhưng có những ngày chỉ một mình ông làm bạn với tiếng máy cắt và mùn cưa. Dẫu vậy khi làm xong, nỗi lo lớn nhất của ông già U70 là mỗi mùa nước về hay bão lũ. Nước dâng cao cuốn theo gỗ. Những lúc ấy ông chỉ biết đứng nhìn bất lực.Người xưa có câu ‘một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao’ hay ‘góp gió thành bão’ quả không sai chút nào. Để có được hành trình xây nhà suốt 20 năm, ông Tư Kiệm luôn được mọi người hỗ trợ. Tấm chân tình ấy, chẳng biết lấy gì để đền đáp.Làm người tốt tuy khó, tuy khổ nhưng mà vui ông nhỉ? Hạnh phúc nhất là khi được sẻ chia, cảm thông và có người cùng mình san sẻ. Nhờ đó, cuộc đời mới nở hoa, lòng người mới dịu lại. Khi yêu thương được lan tỏa, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

webtretho

(Ảnh: Zing.vn)Giờ đây, điều lo lắng nhất của ông Tư là nhân công. Khoảng vài ba năm trước, khi mọi người còn đông đủ sát cánh bên ông, có những lúc lên đến 40 người cùng nhau đi làm từ thiện. Nhưng tuổi già và sức khỏe khiến nhiều người không thể tiếp tục, ông phải đi mướn người chặt cây, chi phí vì thế mà cũng tăng lên."Chỉ mong cái thân già này thật khỏe để tiếp tục làm việc hoặc tìm được mấy người trẻ tuổi để truyền lại công việc cho là tui mãn nguyện lắm rồi", ông Tư vừa nói, đôi mắt vừa nhìn xa xăm.Nguồn tham khảo: Zing.vn

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục