Kinh Doanh
Dịch vụ tín dụng phi ngân hàng - “trăm hoa đua nở”
Vài năm trở lại đây, bên cạnh các khoản vay của ngân hàng, các dịch vụ tín dụng phi ngân hàng cũng giúp người vay có thêm giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính. Tuy nhiên, cũng còn đó một số vấn đề mà người vay cần nắm rõ trước khi vay vốn từ các dịch vụ tín dụng phi ngân hàng.

Xưa nay, khi nhắc đến việc vay tiền, nhiều người sẽ nghĩ đến các hình thức vay thế chấp, tín chấp, thấu chi hoặc vay qua thẻ tín dụng do ngân hàng cung cấp. Điểm chung của các hình thức vay này là yêu cầu điều kiện khá nghiêm ngặt như có tài sản đảm bảo, chứng minh thu nhập, xác minh nợ xấu… nên không nhiều người tiếp cận được, thậm chí, với người lao động phổ thông, lao động tự do thì cơ hội là rất thấp. Do đó, họ có xu hướng tìm đến những khoản vay từ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tạm hiểu, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính hay các cửa hàng, chuỗi cửa hàng cho vay cầm cố.

Với hình thức cho vay cầm cố, gói vay bằng cavet xe chính chủ là nổi bật nhất. Ưu điểm là không cần chứng minh thu nhập, không xét nợ xấu mà chỉ tập trung vào tính pháp lý, tức là xác định người vay có phải là chủ sở hữu của chiếc xe hay không. Nếu đúng, khách hàng chỉ cần bàn giao giấy tờ xe bản gốc là đã nhận được giải ngân trong khi vẫn giữ lại chiếc xe để sử dụng. Đơn vị cho vay có trách nhiệm cung cấp bản sao giấy tờ xe đủ giá trị pháp lý cho khách hàng sử dụng trong suốt thời gian vay. Các chuyên gia còn gọi giải pháp vay này là cho vay thay thế và nhờ những tiện ích như trên, đến nay, ước tính có hàng chục triệu người đang sử dụng giải pháp vay này. Ước tính trên dựa vào một số thống kê như số lượng người lao động có việc làm phi chính thức tính hiện là 33,2 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2024) và số lượng xe máy đang lưu hành tại Việt Nam là hơn 72 triệu chiếc (Motorcycles Data, 12/2024), cộng thêm điểm chung của người lao động có việc làm phi chính thức là luôn khó tiếp cận các dịch vụ tín dụng ngân hàng do không đáp ứng được yêu cầu chứng minh thu nhập ổn định. Cùng với đó, con số gần 27.000 cơ sở cho vay cầm cố đang hoạt động (Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, 2022) và sẵn sàng cung cấp gói vay bằng cavet xe chính chủ cũng góp phần khiến ước tính trên trở nên sát với thực tế.
Theo F88, doanh nghiệp cung cấp các khoản vay bằng đăng ký xe chính chủ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, thì nhu cầu vay trung bình của các khách hàng vay bằng đăng ký xe máy chỉ là 10 - 20 triệu đồng, tối đa có thể lên đến 50 triệu đồng. Số tiền này tương đương 80% giá trị chiếc xe. Nếu là đăng ký xe hơi, khách hàng có thể vay đến 3 tỷ đồng nhưng trung bình thì người vay chỉ muốn giải ngân từ 150 - 300 triệu đồng. Thời gian vay tối đa là 18 tháng và lãi suất ở mức 19,2%/năm, tương đương lãi suất vay các công ty tài chính tiêu dùng.

Vay tiêu dùng từ các công ty tài chính cũng là giải pháp được nhiều người tìm kiếm. Thực ra, khái niệm công ty tài chính cũng khá rộng. Một là các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Các công ty này cung cấp sản phẩm vay tín chấp tiêu dùng tương tự ngân hàng nhưng với điều kiện tinh giản hơn, có thể sử dụng hoá đơn điện nước, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… để chứng minh thu nhập ổn định, thay cho hợp đồng lao động dài hạn và sao kê bảng lương. Hai là các công ty fintech hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) theo giấy phép thử nghiệm (sandbox). Các công ty này cung cấp giải pháp giúp người đi vay kết nối trực tiếp với người có nguồn tài chính nhàn rỗi mong muốn cho vay để kiếm lợi. Như vậy, việc phê duyệt khoản vay sẽ phụ thuộc nhiều vào ý kiến cá nhân người có nguồn tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, mọi hoạt động kết nối và duyệt vay đều phải tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cho vay và đều diễn ra trên nền tảng số. Tính đến tháng 3/2024, theo Bộ Tài chính, trong số hơn 100 công ty fintech được cấp phép thì có khoảng 40 công ty có sản phẩm cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, số doanh nghiệp hoạt động P2P Lending có thể nhiều hơn.
Năm 2021, báo Lao Động đăng tải kết quả khảo sát của Merchant Machine, theo đó 69% người dân Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng. Đến nay, con số này đã có nhiều cải thiện nhưng về cơ bản, lượng người không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn rất cao. Do đó, thị trường cung cấp dịch vụ tín dụng phi ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa phát triển và đây là mảnh đất tốt cho các gói vay nhanh chóng, dễ dàng, minh bạch có cơ hội “đua sắc”.
-
Kinh Doanh 15 giờ trước
Dịch vụ tín dụng phi ngân hàng - “trăm hoa đua nở”
-
Kinh Doanh 09:11 25/12/2024
6 tháng sau khi Starbucks Reserve trả mặt bằng, chủ đất vàng Hàn Thuyên vẫn ế: Mất 3,6 tỷ đồng vì muốn nâng giá lên 750 triệu/tháng
-
Kinh Doanh 08:00 29/11/2024
1 người phụ nữ mua hết 196 chỗ đậu xe trong hầm với giá 35 tỷ, vài năm sau, hàng chục chủ nhà kéo đến tận cửa tranh cãi: “Chị không có quyền làm vậy”
-
Kinh Doanh 17:19 20/11/2024
Tập đoàn Mai Linh lỗ lũy kế 1.300 tỷ đồng, nợ bảo hiểm kéo dài
-
Kinh Doanh 10:48 05/11/2024
Tin vui từ Mexico cho sếp Vượng: Đối tác m:áu m:ặt đặt hàng 3.000 xe điện VF5 và 300 xe Vinbus, đề nghị VinFast lắp đặt trạm sạc tại nước này
-
Kinh Doanh 22:11 08/10/2024
Mở trạm sạc xe điện có dễ kiếm lời khi VF tuyên bố mỗi tháng bỏ túi 60 triệu, sau 2 năm bắt đầu thu lãi
-
Kinh Doanh 17:05 06/10/2024
Gặp gỡ 50 lãnh đạo ngành vận tải tại Hà Nội, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói câu gì mà khiến tất cả tuyên bố sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện VinFast?
-
Kinh Doanh 10:13 03/10/2024
Giá đất nền tại ‘tiểu Paris’ của Việt Nam cao ngất ngưởng, bình quân 4,3 tỷ đồng/lô
0 Bình luận