Liên hệ với chúng tôi

Khám Phá

Kẻ lừa đảo "toàn tài" nhất mọi thời đại: Cân hết tất cả các thân phận từ bác sĩ, kỹ sư, giảng viên ĐH đến thầy tu

Không xuất hiện trên cuốn tạp chí nổi tiếng Life với tư cách là một phi hành gia, diễn viên, anh hùng hay chính trị gia giống như những người khác, Ferdinand Waldo Demara là một trường hợp vô cùng đặc biệt.

Kẻ lừa đảo 'toàn tài' nhất mọi thời đại: Cân hết tất cả các thân phận từ bác sĩ, kỹ sư, giảng viên ĐH đến thầy tu

Xuất bản:

Đỗ Thu Nga
Kẻ lừa đảo 'toàn tài' nhất mọi thời đại: Cân hết tất cả các thân phận từ bác sĩ, kỹ sư, giảng viên ĐH đến thầy tu
Photo: internet

"Một ngàn" mặt nạ

Sự nghiệp của người mang tên Ferdinand Waldo Demara khá đa dạng. Demara có thể là một bác sĩ, một giáo sư, hay thậm chí là cả cai ngục và mục sư. Ông không phải là thiên tài học vấn - vì Demara đã bỏ học từ nhỏ và không có bất kỳ bằng cấp nào. Thay vào đó, có thể gọi ông ta là “Kẻ mạo danh vĩ đại", người đã nhờ vào khả năng lừa đảo của mình để trở nên nổi tiếng.

Theo tờ Independent, Demara không giống như những kẻ lừa đảo khét tiếng khác, mục tiêu cuối cùng của ông không phải là vì tiền bạc, mà là đạt được uy tín và địa vị. Ngay cả người viết tiểu sử Robert Crichton cũng ghi nhận vào rằng 1959 rằng: “Vì Demara có mục tiêu là làm điều tốt, vậy nên mọi hành động mà ông ta làm ra đều có thể biện minh được. Với người này, mục tiêu luôn biện hộ được cho mục đích".

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai
Ferdinand Waldo Demara - kẻ lừa đảo khét tiếng với nhiều thân phận khác nhau

Sau khi nghỉ học vào năm 1935, Demara thiếu kỹ năng để tham gia vào hầu hết các tổ chức. Ông muốn trở thành linh mục, học giả hoặc sĩ quan quân đội, nhưng không đủ kiên nhẫn để học lấy bằng cấp. Và thế là cuộc đời của một kẻ lừa đảo bắt đầu.

Vào năm 16 tuổi, Demara đã bỏ trốn khỏi nhà và khai gian tuổi để được vào tu viện. Khi cha mẹ ông đi tìm và phát hiện ra, họ cho phép ông tiếp tục ở lại tu viện vì tin rằng sớm muộn gì con mình cũng sẽ bỏ cuộc. Tuy nhiên, Demara bám trụ lại lâu đến mức ông đã được phát cho đồng phục và hình thành những thói quen của một tu sĩ. Nhưng cuối cùng, Demara bị buộc phải rời khỏi ở tuổi 18 vì mọi người cho rằng tính khí của ông không phù hợp với nơi đây.

Sau thất bại lần đầu, Demara cố gắng tham gia các tổ chức khác, trong đó bao gồm cả cô nhi viện Brothers of Charity, nhưng đã bị đuổi vì không tuân thủ các quy tắc. Và như để đáp trả, ông đã lấy trộm tiền và một chiếc ô tô của viện, rồi chạy đi đến nơi khác để gia nhập vào quân đội. Lúc này Demara chỉ mới 19 tuổi.

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai-0
Demara đã bắt đầu cuộc đời lừa đảo của mình với thân phận tu sĩ

Nhưng hoá ra, lục quân cũng không phải là nơi dành cho ông. Demara nhận ra rằng mình không hề thích cuộc sống trong quân ngũ, chính vì thế mà ông đã đánh cắp danh tính của người bạn học rồi bỏ trốn, sau đó quyết định gia nhập vào hải quân.

Khi ở hải quân, Demara được đào tạo về y tế và vượt qua những khoá học cơ bản. Tuy nhiên, vì không có bằng cấp nên ông chẳng thể thăng tiến cao hơn. Để được nhận vào học trường y của lực lượng hải quân, Demara đã tạo ra bộ hồ sơ giả đầu tiên với đầy đủ bằng cấp đại học.

Nhận thấy khả năng làm giả giấy tờ “đỉnh cao” của mình, Demara đã quyết định bỏ qua việc nộp đơn vào trường y, mà thay vào đó là trực tiếp giả dạng thành một sĩ quan. Khi những giấy tờ này bị phát hiện bởi cấp trên, Demara đã giả chết và tiếp tục chạy trốn.

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai-9
Giả chết chính là cách để kẻ lừa đảo này trốn khỏi sự truy bắt của pháp luật

Đến năm 1942, Demara đã mạo danh Tiến sĩ Robert Linton French, một cựu sĩ quan hải quân đồng thời cũng là nhà tâm lý học người Pháp. Thông tin của vị tiến sĩ này được Demara tìm thấy trong một bản báo cáo cũ của trường đại học. Kể từ đó, Demara dùng cái tên này và làm việc như một giáo viên đại học thực thụ cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945. Demara cuối cùng bị bắt và truy tố vì tội đào ngũ.

Nhưng nhờ cải tạo tốt, Demara chỉ phải chấp hành 18 tháng tù trên tổng số 6 năm trong bản tuyên án, đến lúc ra tù, ông vẫn tiếp tục “ngựa quen đường cũ".

Lần này, Demara đã thông minh hơn khi tạo ra cho mình một danh tính hoàn toàn mới với cái tên Cecil Hamann và đăng ký vào Đại học Northeastern. Quá mệt mỏi về việc học hành, Demara tự phong cho mình danh hiệu tiến sĩ. Dưới danh nghĩa của tiến sĩ Cecil Hamann, Demara đảm nhận vị trí giảng viên tại trường Đại học Cơ đốc giáo The Brothers of Christian Instruction ở bang Maine vào mùa hè năm 1950.

Chính tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ và kết bạn với bác sĩ người Canada là Joseph Cyr, một người đang chuyển đến Hoa Kỳ để hành nghề. Cần được giúp đỡ về những thủ tục giấy tờ rắc rối, Cyr đưa hết toàn bộ giấy tờ tùy thân của mình cho Demara. Sau khi hai người chia tay, thiên tài lừa đảo này đã đánh cắp thông tin của Cyr và ngay lập tức chuyển đến Canada.

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai-8
Lợi dụng giấy tờ của người khác, Demara dễ dàng trở thành sĩ quan hải quân

Với danh tính mới, Demara tiếp cận hải quân Canada với yêu cầu: hãy cho tôi làm sĩ quan hoặc tôi sẽ gia nhập quân đội. Không muốn lỡ mất một bác sĩ được đào tạo bài bản, lãnh đạo nhanh chóng thông qua giấy tờ của Demara.

Đến năm 1951, Demara được chuyển sang làm bác sĩ trên tàu khu trục HMCS Cayuga. Đóng quân ngoài khơi bờ biển Triều Tiên, Demara lúc này giao toàn bộ việc xử lý vết thương nhẹ cho trợ lý y tế Bob Horchin. Điều này vừa giúp ông tránh việc bị lộ tẩy, vừa khiến Horchin vui lòng vì cấp trên không can thiệp quá nhiều vào quyết định của mình.

Mặc dù giả dạng bác sĩ rất thành công, nhưng thời gian trên tàu của Demara đã kết thúc đầy kịch tính khi ba người tị nạn Triều Tiên được đưa đến để chăm sóc y tế. Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa và vị trợ lý, Demara đã điều trị thành công cho cả ba người, thậm chí còn hoàn thành một ca phẫu thuật cắt bỏ chân phức tạp.

Tuy nhiên, khi Demara được tuyên dương trên các trang báo lớn, mẹ của Tiến sĩ Cyr thật đã phát hiện ra có người mạo danh con trai mình. Để tránh sự dò xét của công chúng, chính phủ Canada quyết định trục xuất Demara trở lại Hoa Kỳ vào tháng 11/1951.

Không chịu nổi bình yên, vẫn ngựa quen đường cũ

Sau khi trở về Hoa Kỳ, câu chuyện về cuộc “phiêu lưu" của thiên tài lừa đảo này được đăng trên nhiều bản tin, và Demara quyết định bán câu chuyện của mình cho tạp chí Life vào năm 1952.

Thế nhưng, trong khi vẫn đang tận hưởng sự nổi tiếng có được từ việc mạo danh, ông bắt đầu chán ghét cuộc sống dưới cái tên thật Demara, “kẻ mạo danh vĩ đại” một thời bắt đầu tăng cân không kiểm soát và mắc chứng nghiện rượu.

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai-7
Demara đã thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ chân chỉ dựa vào kiến thức trong sách

Đến năm 1955, bằng một cách nào đó, Demara có được thông tin cá nhân của Ben W Jones, và một lần nữa biến mất. Dưới tên Jones, Demara bắt đầu làm việc với tư cách lính canh tại Nhà tù Huntsville ở Texas, và dần thăng tiến trở thành người phụ trách bộ phận an ninh tối đa, nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất.

Tuy nhiên, thân phận của ông đã lộ tẩy trong một chương trình giáo dục cho tù nhân. Năm 1956, một trong những tù nhân đã thấy được hình ảnh của Demara trên trang bìa tạp chí Life, và đưa nó cho các quan chức nhà tù, và Demara lại một lần nữa chạy trốn. Năm 1957, ông bị bắt ở North Haven, và bị tuyên án 6 tháng tù cho những hành động của mình.

chan-dung-ke-lua-dao-toan-tai-nhat-moi-thoi-dai-6
Bức ảnh trên tạp chí nổi tiếng đã vạch trần thân phận thật của thiên tài lừa đảo

Sau khi được phóng thích, ông đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình, đóng vai khách mời cho bộ phim kinh dị có tên The Hypnotic Eye. Kể từ lúc đó, Demara đã chật vật để tìm lại danh tính thật cho mình và thoát khỏi tai tiếng trong quá khứ. Cuối cùng, ông đã quay trở lại nhà thờ, được phong chức bằng tên của chính bản thân và làm cố vấn cho một bệnh viện tại California.

Đến năm 1982, Demara qua đời, kết thúc một phiêu lưu của kẻ lừa đảo tài tình nhất thế giới.

Xem thêm: Chi 700 triệu đồng mua xe theo đuổi ước mơ du lịch bụi, cặp vợ chồng về hưu gặp cái kết đắng

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục