Liên hệ với chúng tôi

Khám Phá

Mộ cổ hơn 300 tuổi đầu tiên tại Việt Nam có xác ướp được giữ nguyên vẹn, tỏa ra mùi thơm khiến giới khoa học bất ngờ

Điểm đặc biệt là dấu vết của dung dịch bảo quản xác lan tỏa ra ngoài, khiến vùng đất quanh mộ nhiễm mùi thơm một thời gian dài mới hết.

Mộ cổ hơn 300 tuổi đầu tiên tại Việt Nam có xác ướp được giữ nguyên vẹn, tỏa ra mùi thơm khiến giới khoa học bất ngờ

Xuất bản:

Admin
Mộ cổ hơn 300 tuổi đầu tiên tại Việt Nam có xác ướp được giữ nguyên vẹn, tỏa ra mùi thơm khiến giới khoa học bất ngờ
Photo: internet

Theo các nhà khoa học, ở Việt Nam, khái niệm xác ướp ít được biết đến và không có bất kỳ tài liệu nào đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ngôi mộ cổ khi khai quật vẫn còn giữ được xác ướp.

Hầu hết các mộ có xác ướp đều được phát hiện tình cờ khi người dân làm nương rẫy hoặc xây dựng các công trình thủy lợi. Theo các tài liệu khảo cổ học, ngôi mộ đầu tiên có xác ướp được giữ nguyên vẹn là ngôi mộ ở xã Dân Lực, Nông Cống (Thanh Hóa).

Cụ thể, năm 1957, các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ với xác ướp trong tình trạng khá hoàn hảo. Trước đó, không rõ vì lý do gì mà ngôi mộ này đã bị người dân địa phương đào lên, còn xác ướp thì bị đưa ra khỏi quan tài và bị vùi lấp tạm bợ giữa đồng suốt 3 ngày trước khi được chôn lại trong quan tài ngập nước trong thời gian gần một tháng.

Trước khi được các nhà khoa học phát hiện, ngôi mộ cổ đã bị người dân địa phương đào lên. Ảnh minh họa

Trước khi được các nhà khoa học phát hiện, ngôi mộ cổ đã bị người dân địa phương đào lên. Ảnh minh họa

Dù đã chịu nhiều tác động từ những yếu tố ngoại cảnh, đến khi các nhà khảo cổ tiếp cận, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn. Ngạc nhiên hơn, xác ướp này có mùi dầu thơm. Thông thường, người ta vẫn cho rằng các ngôi mộ và xác ướp đều có mùi hôi thối, nhưng thật bất ngờ khi xác ướp này lại tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Sau đó, xác ướp được tắm lại bằng nước sạch năm lần nhưng vẫn không hết mùi thơm. Điểm đặc biệt của ngôi mộ này là dấu vết của dung dịch bảo quản xác lan tỏa ra ngoài, khiến vùng đất xung quanh mộ nhiễm mùi thơm trong một thời gian dài.

Theo phỏng đoán của các giám định viên, rất có thể chất dầu thơm này được chế từ nhựa thông. Người xưa có thể đã phát hiện ra công dụng bảo quản xác ướp của loại dung dịch này và sử dụng nó để bảo vệ thi hài của vua chúa và hoàng thân quốc thích.

Bia mộ ghi thời gian chôn cất thuộc niên hiệu Vĩnh Trị (1676-1680). Quan tài chứa xác ướp được đóng bằng gỗ ngọc am, một loại gỗ quý hiếm và rất bền chắc. Những hiện vật còn sót lại bao gồm sáu chiếc áo gấm thêu kim tuyến. Sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia xác định xác ướp này là của một bà phi thuộc dòng họ Trịnh.

Sau đó một thời gian, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện các mộ xác ướp ở Hoằng Đức (Thanh Hóa), ngôi mộ Vân Cát (Nam Hà) của bà Phạm Thị Nguyên Chân, ngôi mộ ở Vụ Bản của Phu nhân Trần Quý Thị, ngôi mộ Ứng Quận công Phu nhân Bùi Thị Khang.

Dạng mộ xác ướp, từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học còn khai quật mộ Đinh Văn Tả cùng 2 bà vợ ở Hàm Giang, Cẩm Giàng (Hải Hưng cũ), mộ thiếu phụ khoảng 20 tuổi ở Thụy Anh, Thái Bình...

Ngoài ra, giới khảo cổ còn phát hiện gần 30 mộ hợp chất khác, chưa khai quật như mộ Trịnh Quận công Hoàng Công Kỳ (Quỳnh Côi, Thái Bình), mộ vua Lê Uy Mục (Hà Bắc cũ), mộ Tổng trấn Vũ Duy Chức cùng vợ (Nam Trực, Nam Hà cũ)... Tất cả các ngôi mộ xác ướp đều vào thời nhà Lê-Nguyễn

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục