Kinh Doanh
Tỷ phú "Top 1 Server" Elon Musk: Tôi không cần tiền, tôi cống hiến hết mình cho Trái Đất và Sao Hỏa
Tỷ phú Elon Musk khẳng định: “Tôi không cần tiền mặt. Tôi cống hiến hết mình cho Sao Hỏa và Trái Đất. Những gì bạn sở hữu sẽ chỉ nghiền ná t bạn. Sự gi àu có khiến người ta cảm thấy chán nả n.”
Tỷ phú Elon Musk khẳng định: “Tôi không cần tiền mặt. Tôi cống hiến hết mình cho Sao Hỏa và Trái Đất. Những gì bạn sở hữu sẽ chỉ nghiền nát bạn. Sự giàu có khiến người ta cảm thấy chán nản”.
Trước đây, tờ Teslarati tìm hiểu và biết rằng Elon Musk đang sống trong một căn nhà làm sẵn rộng khoảng 37 m2, có thể di chuyển được do Boxabl phát triển. Đáng chú ý hơn, căn nhà đó được Musk thuê lại từ SpaceX.
Theo Teslarati, một nguồn tin nói rằng ngôi nhà này là một Boxabl Casita (nhà mini “xếp hình”) thực thụ. Nó có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt và cũng có thể được đặt ở những vị trí mới tương đối dễ dàng. Như có thể nhìn thấy trong hình dưới đây, ngôi nhà giống như Elon Musk đang ở có thể được kéo đi bởi một chiếc xe ô tô Tesla.
Thông tin này càng được củng cố hơn khi chính Musk đã xác nhận ông đang ở thuê và mới rao bán nốt căn nhà cuối cùng tại San Francisco Bay vốn được thuê làm sự kiện. Nếu bán đi, “căn nhà sẽ ít được sử dụng trừ khi người mua có một gia đình đông con cháu. Đây là điều có thể xảy ra”.
Trên thực tế, ông đã thực hiện kế hoạch bán gần hết nhà cửa kể từ 1 năm trước như một cách để bác bỏ những chỉ trích về sự giàu có của ông.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao một người giàu nhất thế giới, có lúc từng nắm trong tay hơn 300 tỷ USD Elon Musk lại muốn đi thuê nhà, chưa kể ngôi nhà đó chỉ rộng 37m2?
Câu trả lời được Musk giải thích là:
“Thực tế, tôi sẽ trở thành một người không sở hữu bất kỳ tài sản nào trừ lượng cổ phiếu ở các công ty do tôi đang lãnh đạo. Nếu công việc căng thẳng cần phải tập trung, tôi ngủ ở ngay nhà máy hay văn phòng cũng chẳng sao. Nhưng vì có các con nên tôi cần một không gian rộng hơn cho chúng. Thuê nhà hoặc thứ gì đại loại như vậy sẽ là phương án giải quyết hợp lý”.
Ngoài ra việc bán hết nhà cửa và tài sản “là để tự do… Tôi không cần tiền mặt. Tôi cống hiến hết mình cho Sao Hỏa và Trái Đất. Những gì bạn sở hữu sẽ chỉ nghiền nát bạn. Sự giàu có khiến người ta cảm thấy chán nản. Sau khi bán tài sản, những người khác sẽ không còn công kích”.
Nhìn chung, với Musk, việc ông dần bán đi hết tài sản thể hiện rõ cam kết sẽ chinh phục Sao Hỏa. Thậm chí trong một bài phỏng vấn với tờ VanityFair, Musk nhấn mạnh rằng: “Tôi muốn được chết trên Sao Hỏa chứ không phải chỉ là đặt chân lên đó”.
“Tôi muốn làm rõ rằng mình rất nghiêm túc về vấn đề này. Số tiền mà tôi thu được từ việc bán các tài sản sẽ không dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Mọi người sẽ thấy giờ tôi không còn tài sản gì cả”.
Khi tài sản của Elon Musk vượt nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos lần đầu tiên vào ngày 7/1, vị CEO này đã thay đổi bài đăng ghim trên trang Twitter của mình thành một dòng tweet được đăng hồi năm 2018.
Trong đó, ông hứa sẽ dùng một nửa tài sản của mình để xây dựng thành phố Sao Hỏa, “để đảm bảo sự tiếp tục cho sự sống của tất cả các loài trong trường hợp Trái đất va chạm với một thiên thạch khổng lồ hoặc chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra hủy diệt tất cả”.
Nhà sáng lập SpaceX cũng nói rằng ông lên kế hoạch đưa 1 triệu người lên Sao Hỏa vào năm 2050 và xây dựng một đội ngũ gồm 1.000 tàu Starships để đưa người lên đó. Musk nhắm tới việc phóng 3 tên lửa SpaceX hiện đang phát triển để sử dụng cho mục đích “du lịch” từ Trái Đất lên Sao Hỏa.
Kế hoạch đóng 1.000 tàu vũ trụ đưa 1 triệu người lên sao Hoả của Elon Musk gây tranh cãi
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1667810545138-0'); });
Những “con tàu Nô-ê” thời hiện đại này liệu có trở thành sự thật một cách quá chóng vánh như mục tiêu của tỉ phú Elon Musk đề ra.
Ngày 31/5 đánh dấu 10 năm hoàn thành sứ mệnh Dragon đầu tiên của công ty SpaceX, hay COTS2, đến và rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Chỉ vài năm trước đó, vào ngày 28/9/2008, sứ mạng Dragon đã đạt tới quỹ đạo Trái đất trong lần phóng thứ tư với tên lửa Falcon 1.
Bất chấp những chê trách về hoạt động PR và những tuyên bố “phóng đại” về thời hạn mục tiêu của mình, thật khó có thể tranh cãi về thành tích ấn tượng của Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk khi nói đến tàu vũ trụ. Những tuyên bố xa vời nhất của ông khiến ngay cả những người đam mê vũ trụ nhưng hoài nghi cũng phải há mồm kinh ngạc.
Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của ông Musk được chia sẻ trên Twitter hôm 2/6, cùng với bài thuyết trình gây đây tại SpaceX, có thể sẽ gây tranh cãi và hoài nghi.
Kế hoạch là “chế tạo 1.000+ tàu Starship để vận chuyển sự sống lên sao Hỏa. Về cơ bản, đó là những con tàu Nô-ê thời hiện đại”, ông Musk viết, nhắc lại tuyên bố từng đưa ra trong cuộc phỏng vấn với người phụ trách chương trình TED, Chris Anderson. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Musk nhấn mạnh SpaceX sẽ đạt được mục tiêu trên vào năm 2050.
Cho đến nay SpaceX vẫn chưa phóng được tàu vũ trụ sao Hỏa nào lên quỹ đạo, nhưng họ đang hy vọng sẽ thực hiện được chuyến bay đầu tiên trong mùa hè này, bất chấp NASA vẫn tiếp tục trì hoãn đánh giá yếu tố môi trường của tàu Starship.
Starship sẽ gồm hai phần. Phần thứ nhất là bộ tên lửa đẩy giai đoạn đầu, cao 70 mét, được cung cấp lực bởi 32 động cơ Raptor 2. Phần thứ hai là tàu Starship, cao 50 mét, sẽ được đặt lên mũi của phần đầu. Trong bài thuyết trình tại SpaceX, ông Musk cũng hé lộ phương pháp triển khai của tàu Starship 2.0.
Lý do chính khiến các kế hoạch của Elon Musk có thể gây chia rẽ là, ngay cả với các tiêu chuẩn cao của SpaceX, chúng vẫn không mang tính thực tế. Một chỉ dấu chính cho điều này là tuyên bố của ông Musk không liên quan đến chương trình sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Trong khi Musk tuyên bố SpaceX sẽ đưa 1 triệu người lên sao Hỏa vào năm 2050, NASA chỉ đặt mục tiêu đưa những người đầu tiên lên “hành tinh Đỏ” – nhiều khả năng với sự hỗ trợ của SpaceX- vào những năm 2030 và 2040. NASA cũng đã khởi động một chiến dịch nghiên cứu khoa học kéo dài nhiều năm để chuẩn bị cho chương trình tham vọng này.
NASA gần đây công bố 50 mục tiêu then chốt mà họ mong muốn đạt được trước và trong sứ mạng sao Hỏa đầu tiên. Kế hoạch này phác thảo và nêu bật những trở ngại khắc nghiệt mà họ sẽ đối mặt, đơn cử như hệ cơ bắp của các phi hành gia sẽ suy thoái đến mức họ có thể khó đi lại ở ngay lần đầu tiên đến sao Hỏa.
“Thuộc địa hóa” sao Hỏa sẽ là một quá trình cực kỳ chậm, đẩy thử thách và không thiếu những sai lầm. Do đó, những người đầu tiên mà NASA dự định gửi đến “hành tinh Đỏ” sẽ là các nhà khoa học và chuyên gia được đào tạo.
Ngược lại, Musk gần đây đã tuyên bố rằng “hầu như bất kỳ ai” sẵn sàng chi tới 100.000 USD để mua vé Starship sẽ có thể lên sao Hỏa.
Một lý do nữa là vấn đề chi phí. Musk đã dự tính chi phí để xây dựng thành phố sao Hoả lên tới 10 ngàn tỉ USD. Các tính toán dựa trên giả định rằng một thành phố sẽ cần một triệu tấn hàng hóa từ Trái đất để hoạt động ở mức tối thiểu – theo lời Elon Musk trong cuộc phỏng vấn với CBS News vào tháng 7/2019.
Trong cuộc trò chuyện với tỷ phú Trung Quốc Jack Ma vào tháng 8 năm đó, Musk tuyên bố rằng dự án này sẽ có chi phí từ 0,5 đến 1% tổng sản phẩm của cả thế giới (GDP của thế giới). Con số này nằm ở khoảng giữa số tiền nhân loại chi tiêu cho mỹ phẩm và chi cho chăm sóc sức khỏe.
Không rõ SpaceX sẽ chi trả như thế nào cho dự án, vì các tên lửa của họ được phóng vào năm 2018 chỉ mang lại doanh thu 2 tỷ USD. Starlink, chum vệ tinh kết nối internet của công ty, được kỳ vọng có thể lấp đầy khoảng cách khi một ước tính nội bộ của công ty cho thấy nó có thể mang lại doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2025.
Có thể hiểu rằng Giám đốc điều hành của SpaceX đang bận rộn lan toả ước mơ của nhân loại về một nền văn minh du hành vũ trụ, nhưng tuyên bố “sao Hoả 2050” có nguy cơ đưa Musk vào tình trạng tương tự như ông đã làm với Tesla về năng lực tự lái Cấp độ 5. Ông càng đưa ra những tuyên bố thiếu bền vững, thì mọi người sẽ càng quên mất SpaceX đã đi được bao xa trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/ Báo Tin tức
-
Kinh Doanh 09:11 25/12/2024
6 tháng sau khi Starbucks Reserve trả mặt bằng, chủ đất vàng Hàn Thuyên vẫn ế: Mất 3,6 tỷ đồng vì muốn nâng giá lên 750 triệu/tháng
-
Kinh Doanh 08:00 29/11/2024
1 người phụ nữ mua hết 196 chỗ đậu xe trong hầm với giá 35 tỷ, vài năm sau, hàng chục chủ nhà kéo đến tận cửa tranh cãi: “Chị không có quyền làm vậy”
-
Kinh Doanh 17:19 20/11/2024
Tập đoàn Mai Linh lỗ lũy kế 1.300 tỷ đồng, nợ bảo hiểm kéo dài
-
Kinh Doanh 10:48 05/11/2024
Tin vui từ Mexico cho sếp Vượng: Đối tác m:áu m:ặt đặt hàng 3.000 xe điện VF5 và 300 xe Vinbus, đề nghị VinFast lắp đặt trạm sạc tại nước này
-
Kinh Doanh 22:11 08/10/2024
Mở trạm sạc xe điện có dễ kiếm lời khi VF tuyên bố mỗi tháng bỏ túi 60 triệu, sau 2 năm bắt đầu thu lãi
-
Kinh Doanh 17:05 06/10/2024
Gặp gỡ 50 lãnh đạo ngành vận tải tại Hà Nội, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói câu gì mà khiến tất cả tuyên bố sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện VinFast?
-
Kinh Doanh 10:13 03/10/2024
Giá đất nền tại ‘tiểu Paris’ của Việt Nam cao ngất ngưởng, bình quân 4,3 tỷ đồng/lô
-
Kinh Doanh 17:15 28/09/2024
Ai chống lưng cho hãng xe Phương Trang - đối thủ "1 mất 1 còn" của Thành Bưởi?
0 Bình luận