Liên hệ với chúng tôi

Xe & Công nghệ

Doanh số đi xuống, tỷ phú Elon Musk đề xuất ý tưởng “biến đội xe Tesla thành một nền tảng đám mây biết đi”

Theo tỷ phú Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla. Liệu nước đi mới của tỷ phú Elon Musk có thành công?

Doanh số đi xuống, tỷ phú Elon Musk đề xuất ý tưởng “biến đội xe Tesla thành một nền tảng đám mây biết đi”

Xuất bản:

Chi Nguyễn
Doanh số đi xuống, tỷ phú Elon Musk đề xuất ý tưởng “biến đội xe Tesla thành một nền tảng đám mây biết đi”
Photo: internet

Theo tỷ phú Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla. Liệu nước đi mới của tỷ phú Elon Musk có thành công?

Nhu cầu xe điện toàn cầu sụt giảm đã tác động mạnh đến hãng xe điện Tesla, với các báo cáo về việc sa thải, cắt giảm nhân sự cũng như tạm dừng một số dự án. Nhưng với một người đầy tham vọng như tỷ phú Elon Musk, một ý tưởng kinh doanh khác đang được ông đề xuất: biến đội xe Tesla thành một nền tảng đám mây biết đi.

Nếu xem mỗi chiếc xe Tesla là một máy tính biết đi chứ không chỉ là một chiếc xe điện thông thường, vậy tại sao không tận dụng những lúc chúng không di chuyển để biến đội xe Tesla thành một nền tảng điện toán đám mây để thực hiện các phép toán AI phức tạp – tương tự như cách Amazon khai thác sức mạnh của các máy chủ không sử dụng để làm nên dịch vụ đám mây AWS.

Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến hàng triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI, chủ xe cũng sẽ được hưởng lợi- Ảnh 1.

Ông Musk cho biết: “Có một tiềm năng ở đây … khi dùng chiếc xe không di chuyển để thực hiện phép toán suy luận phân tán. Nếu bạn tưởng tượng về một tương lai với đội xe 100 triệu chiếc Tesla, mỗi chiếc có khoảng 1 KW sức mạnh điện toán suy luận. Đó sẽ là 100 Giga Watt sức mạnh tính toán, được phân tán trên toàn thế giới.”

Vì vậy, tóm lại, bạn mua một chiếc Tesla. Đó là tài sản của bạn. Nhưng ông Musk muốn tận dụng một phần năng lượng cho chiếc xe của bạn khi không di chuyển để vận hành máy tính trên chiếc xe – một phần trong bộ phần cứng hỗ trợ lái xe Full Self-Driving của Tesla. Phần sức mạnh điện toán này sẽ tương đương hoặc thậm chí vượt quá cả card đồ họa GeForce RTX 4090 của NVIDIA.

Đối với Tesla, đây là tình huống cả hai bên cùng có lợi. Lợi ích lớn nhất là họ không tốn một xu để xây dựng hoặc bảo trì phần cứng. Như Musk đã nói rõ trong cuộc gọi báo cáo thu nhập hàng quý, “các chi phí vốn được chia sẻ bởi toàn thế giới.”

Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai mua một chiếc Tesla cũng được trả tiền cho phần cứng mà nhà sản xuất ô tô dự định sử dụng cho mục đích này. Hơn nữa, Tesla không cần phải duy trì một trung tâm dữ liệu trung tâm nơi mà chi phí điện và làm mát sẽ tốn kém tiền của họ.

Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến hàng triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI, chủ xe cũng sẽ được hưởng lợi- Ảnh 2.
Bảng mạch điều khiển trên xe Tesla với 2 bộ xử lý AI

Ông Musk cho biết: Mỗi người đều được sở hữu một phần nhỏ. Và họ còn có thể có được một khoản lợi nhuận nhỏ từ nó, có lẽ vậy.”

Cho dù vậy, có rất nhiều trở ngại kỹ thuật đối với kế hoạch này. Dù sức mạnh tính toán của mỗi xe Tesla có thể tương đương với GeForce RTX 4090, nhưng nó vẫn kém xa so với các GPU chuyên dụng dành cho AI của NVIDIA như A100 hay H100 – mỗi GPU này có giá từ hơn 10.000 USD đến 40.000 USD. Không chỉ thua kém về hiệu năng, việc thiếu hụt nhiều tính năng khác cũng có thể làm cho khả năng tính toán AI trở nên bất khả thi.

Hơn thế nữa, hệ thống mạng kết nối cũng không tương đồng nhau cho hàng chục triệu chiếc xe điện phân tán trên toàn cầu. Trong khi đó, các trung tâm dữ liệu, các máy chủ AI khổng lồ đều được liên kết với nhau bằng các sợi cable đặc biệt để tăng băng thông đến mức tối đa và giảm độ trễ tới mức tối thiểu – với các thông số kỹ thuật mà mạng Wi-Fi hoặc kết nối không dây đang được trang bị trên những xe Tesla hiện nay không thể đạt tới.

Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến hàng triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI, chủ xe cũng sẽ được hưởng lợi- Ảnh 3.
Có rất nhiều khó khăn về kỹ thuật để triển khai được ý tưởng này của ông Musk

window.googletag = window.googletag || {cmd: []}; googletag.cmd.push(function() { googletag.defineSlot('/57976558/Ureka_Supply_tapchibonbanh.com_InpageMB_1x1_230522', [1, 1], 'div-gpt-ad-1672739360592-0').addService(googletag.pubads()); googletag.pubads().collapseEmptyDivs(); googletag.enableServices(); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1672739360592-0'); });

Tuy vậy, để thấy được sức mạnh của một mạng lưới điện toán phân tán có thể lớn tới mức nào hãy nhìn vào khả năng tàn phá của các cuộc tấn công DDoS – một ví dụ tương đồng nhất cho ý tưởng mà ông Musk đang đề xuất. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa ai khai thác được sức mạnh hủy diệt này cho các mục đích tốt đẹp hơn.

Tesla cũng không phải công ty đầu tiên muốn tận dụng những chiếc xe cho một mạng lưới điện toán phân tán để vận hành AI. Vào năm 2018 hãng Uber cũng từng nói đến ý tưởng này với dự án PetaStorm, ngoài ra còn có hãng Petals cũng với ý tưởng tương tự, tuy nhiên rõ ràng cho đến nay vẫn chưa ai thành công.

Vẫn chưa rõ đây thực sự là một ý tưởng kinh doanh đột phá và thực sự có tiềm năng mang lại nguồn doanh thu mới cho Tesla khi công ty đang phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu trên toàn thế giới – hay chỉ là một câu chuyện được ông Musk đưa ra để trấn an các cổ đông về tương lai của Tesla.

Điều này lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh các cổ đông chủ chốt đang bàn bạc và quyết định xem có tước bỏ khoản thưởng cổ phiếu lên tới 56 tỷ USD cho ông Musk hay không.

Theo Đời sống pháp luật

 

Không chỉ xuất xe đi khắp thế giới, VinFast sẽ còn thu thêm nguồn lợi lớn hàng tỷ đô la nhờ thứ ít người biết đến này?

Theo chia sẻ của tỷ phú giàu nhất Việt Nam ông Phạm Nhật Vượng, hãng xe điện VinFast không chỉ bán xe mà còn bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Tại ĐHĐCĐ, HĐQT Vingroup đề ra mục tiêu 200.000 tỷ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 1.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Ảnh: VIC

Bên cạnh các kế hoạch và mục tiêu đề ra, tại ĐHĐCĐ, HĐQT cùng các cổ đông tham dự đã có phiên thảo luận sôi nổi, trong đó có liên quan tới VinFast, biểu tượng truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt khi chính thức được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq Stock LLC của Mỹ và trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu.

VinFast đã xuất ra thị trường gần 35.000 ô tô điện và hơn 72.000 xe máy điện trong năm 2023, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ về xu hướng chuyển đổi xanh.

Tại cuộc họp này, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định, tương lai của Vingroup là VinFast và sẽ không bao giờ bỏ VinFast. Người đứng đầu Tập đoàn Vingroup thể hiện niềm tin vào thị trường xe điện trong tương lai khi cho rằng đây là xu hướng tất yếu. Đặc biệt, VinFast sẽ có dòng tiền dương từ năm 2026 và bắt đầu có lãi tại các thị trường.

VinFast sẽ bán tín chỉ carbon

Tại phiên thảo luận, đại diện cổ đông đặt câu hỏi: “VinFast hiện thu chủ yếu là bán xe, nhưng theo tôi được biết thì chứng chỉ carbon cũng ra tiền. VinFast giảm thải được rất nhiều carbon, hiện VinFast đã làm hồ sơ pháp lý gì để phát hành chứng chỉ carbon trong thời gian tới?“.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 3.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Tổng giám đốc VinFast từ đầu năm 2024. Ảnh: VIC

Về vấn đề này, ông Phạm Nhật Vượng cho biết: “Chúng tôi thành lập tổ công tác để thúc đẩy bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác“.

Nếu bán được tín chỉ carbon ở Việt Nam và các thị trường khác trên thế giới sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho VinFast trong tương lai.

Theo các chuyên gia, tín chỉ carbon dù không tác động trực tiếp đến những người mua ô tô nhưng chúng lại được coi là tài sản quan trọng mà các “ông lớn” trong ngành ô tô cần cân nhắc. Các nhà sản xuất xe điện có được một lượng tín chỉ carbon dư thừa từ việc sản xuất xe điện. Họ có thể bán chúng cho những nhà sản xuất ô tô khác để giúp các bên này tuân thủ những quy định về khí thải.

Tín chỉ carbon – cơ hội tăng hàng tỷ USD cho nhà sản xuất xe điện

Trên thực tế, trước VinFast, có nhiều hãng xe lớn trên thế giới đã và đang tiến hành việc bán tín chỉ carbon, song song với hoạt động bán xe. Lợi nhuận của việc bán tín chỉ carbon có thể lên tới hàng tỷ USD.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 4.
Việc bán tín chỉ carbon giúp Tesla kiếm được hàng tỷ USD trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Getty Images

Minh chứng là Tesla của tỷ phú Elon Musk đã thu được khoản tiền lên tới 1,79 tỷ USD từ việc bán tín chỉ carbon trong năm 2023. Thực tế, đây không không phải là lần đầu Tesla kiếm lời từ việc bán tín chỉ carbon.

Trong thời kỳ mà những “ông lớn” như Honda, GM, Ford gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xe điện, Tesla lại biết cách tận dụng tốt cơ hội để tăng doanh số, kiếm lời. Ngay từ năm 2009, Tesla đã thực hiện một chiến lược gây bất ngờ, đó là bán các khoản tín chỉ carbon.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 6.
Doanh thu từ hoạt động bán tín chỉ carbon hàng năm của Tesla. Ảnh: CarbonCredits

Theo Automotive News, từ năm 2009 – 2023, tổng số tiền Tesla kiếm được từ việc bán tín chỉ carbon lên tới gần 9 tỷ USD. Con số này là minh chứng cho thấy chiến lược khôn ngoan này đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh doanh cho Tesla.

Trên thực tế, ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cũng đang áp dụng những quy định tương tự quy định về mức tín chỉ carbon đối với các nhà sản xuất ô tô. Điều này không chỉ giúp mang lại cơ hội lớn cho các hãng xe điện về mức lợi nhuận mà họ có thể thu được từ việc bán tín chỉ carbon mà còn góp phần nâng cao ý thức về sản xuất của doanh nghiệp.

Hơn nữa, vì trên toàn thế giới đang tập trung vào mục tiêu giảm lượng khải thải carbon, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, do đó, theo các chuyên gia, dự kiến nhu cầu về tín chỉ carbon sẽ tăng trong tương lai.

Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang lấn sân sang các quốc gia trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, khu vực Trung Đông và châu Phi.

Bên cạnh Việt Nam, VinFast cũng đang xúc tiến xây dựng các nhà máy tại Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.

Bài viết tham khảo nguồn: Tesla, Automotive News / Theo Đời sống pháp luật

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục