Liên hệ với chúng tôi

Xe & Công nghệ

Cư dân mạng cự c.ãi: Buýt nhanh BRT Hà Nội có thể sẽ thành công nếu không bị chiếm làn

Dành một làn đường riêng cho xe buýt nhanh, như Jakarta đã làm, là quá khó với chúng ta?

Cư dân mạng cự c.ãi: Buýt nhanh BRT Hà Nội có thể sẽ thành công nếu không bị chiếm làn

Xuất bản:

Chi Nguyễn
Cư dân mạng cự c.ãi: Buýt nhanh BRT Hà Nội có thể sẽ thành công nếu không bị chiếm làn
Photo: internet

Buýt nhanh BRT được đánh giá thất bại ở Hà Nội, là điều mà tôi tiếc nuối. Vì nếu thành công, loại hình giao thông công cộng này sẽ được các địa phương khác học tập, trong đó có TP HCM.

Ở Seoul (Hàn Quốc) - hay Jakarta (Indonesia) vốn có điều kiện giao thông (số lượng xe máy) như Việt Nam, buýt nhanh BRT thành công, còn ở ta tại sao lại ra nông nỗi như thế?

Trong một bài viết vào năm 2021, số liệu thống kê sau đây đã cho thấy sự bất lợi của buýt nhanh:

"Trích xuất từ camera đặt tại trên đường Quang Trung (Hà Nội), bình quân trong 1 giờ có 308 phương tiện chạy vào làn BRT, trên đường Tố Hữu, bình quân có 707 phương tiện chạy vào làn BRT".

Xe cá nhân lấn làn, làm giảm tốc độ lưu thông của buýt nhanh BRT, điều này ảnh hưởng đến yếu tố cốt lõi của giao thông công cộng: Sự đúng giờ.

Như một lẽ tự nhiên, nhiều người bảo rằng: "Đường không có mà đi, tại sao lại dành cho xe buýt nhanh một làn đường, thật lãng phí". Điều này cũng giống như: "Đang kẹt xe, không có người đi bộ, tại sao không leo lên vỉa hè chạy cho đỡ phí".

Một người đã thắc mắc về lời xin lỗi xã giao phía sau xe buýt: Vì sao xe buýt là phương tiện công cộng lại phải 'xin lỗi vì ra vào trạm rước khách'?

Tàu điện không ray ART 'bình mới rượu cũ' buýt nhanh BRT\?Tàu điện không ray ART 'bình mới rượu cũ' buýt nhanh BRT?Cần vận hành trong làn đường riêng, tàu điện không ray ART có ưu điểm gì so với buýt nhanh BRT?  20

Chính sự lẫn lộn đã tạo nên tất cả sự lộn xộn kể trên: Vỉa hè dành cho người đi bộ, dù không có ai đi trên đó, thì theo nguyên tắc, xe máy không được leo lề. Làn đường dành riêng cho xe buýt BRT là đại diện cho giao thông công cộng, cần được ưu tiên chứ không phải "vì tôi thấy lãng phí nên chạy vào đấy".

Tuyến buýt nhanh BRT ngàn tỷ: "Ném tiền qua cửa sổ" đầu tư để chạy bằng...  buýt thường - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2004, khi Seoul chưa áp dụng BRT, tốc độ di chuyển đường bộ tại Seoul trung bình khoảng 20 km/h, thậm chí chỉ còn 17 km/h hai khu vực trung tâm thương mại.

Từ khi chọn phương án xe buýt nhanh BRT để cải thiện vấn đề tắc nghẽn, tăng lượng người sử dụng phương tiện công cộng tình hình tắc nghẽn tại Seoul giảm đáng kể, tốc độ trung bình của xe buýt đã tăng 33% - 100% khi di chuyển trong các làn BRT.

Giao thông công cộng tại các thành phố lớn đang phải nhún nhường không gian cho xe cá nhân, thì cả xe công cộng lẫn cá nhân đều chạy chậm vì lợi ích xung đột và đan xen.

Nếu dứt khoát ưu tiên cho giao thông công cộng, có lẽ tuyến buýt BRT đã thành công.

Theo Ánh Dương/VnExpress

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục