Chủ tịch VinFast bà Lê Thị Thu Thủy cũng cho biết đã qua rồi giai đoạn mà nhà đầu tư rót tiền vào các công ty xe điện chỉ vì bạn có một ý tưởng rất ngầu.
Theo Nikkei Asia, khi xe điện làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô đang trầm lắng, hãng xe Việt Nam VinFast nhìn thấy cơ hội để thu hút khách hàng trước khi có hàng trên thị trường.
Công ty niêm yết ở Nasdaq thừa nhận cơ hội sẽ không còn nhiều vì nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với các khoản lỗ như xưa. Vì thế, VinFast đặt mục tiêu đầy tham vọng: Thu hút khách hàng ở 50 thị trường, từ Mỹ cho tới Ấn Độ – những nơi người dân còn chưa biết tới hãng xe điện này.
“Thành thật mà nói, đây là cơ hội để một công ty Việt Nam như chúng tôi trở thành công ty toàn cầu, khi ngành xe hơi trải qua giai đoạn biến đổi về cấu trúc”, Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy chia sẻ tại Hội nghị Công nghệ Xanh châu Á.
Tại hội nghi nói trên, bà lê Thị Thu Thủy đã thảo luận về chi phí môi trường của xe điện, vai trò của phương tiện giao thông công cộng và kế hoạch hòa vốn của công ty vào năm 2025.
Hiện nay hàng loạt công ty bước vào cuộc chơi xe điện trên toàn cầu, khi niềm yêu thích với các dòng xe xăng dần suy yếu. Tuy vậy, ngay cả các ông lớn như Tesla và Toyota cũng phải chứng tỏ bản thân ở lĩnh vực mới mẻ này. Và VinFast – một công ty mới sản xuất xe điện vào năm 2021 đang cố gắng tạo chỗ đứng trong ngành xe hơi toàn cầu.
Khi được hỏi làm sao VinFast chiếm được niềm tin của khách hàng, Vị nữa Chủ tịch cho biết hãng sẽ tập trung vào thị trường Việt Nam. Tại đây, 80% khách hàng của công ty thuê pin, từ đó giúp giá xe điện ngang với các dòng xe chạy xăng.
“Tại thời điểm này, lợi nhuận rõ ràng rất quan trọng”, vị nữ Chủ tịch cho biết và nói thêm rằng hãng xe điện VinFast sẽ hòa vốn vào năm 2025. “Đã qua rồi giai đoạn mà nhà đầu tư rót tiền vào các công ty xe điện chỉ vì bạn có một ý tưởng rất ngầu. Tôi nghĩ các cổ phiếu xe điện đã giảm rất nhiều”.
Bà Thủy cho biết VinFast đã có dòng thu nhập ổn định từ việc cho thuê pin, vốn cũng có “tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy doanh số bán xe ở thị trường mới”.
Ưu tiên khác của VinFast hiện là “giảm chi phí nguyên vật liệu khoảng 40% trong 2 năm sau khi ra mắt xe, một nửa thông qua kỹ thuật và một nửa đến từ giảm giá nhập nguyên vật liệu”.
“Nếu bạn tin xe điện là tương lai của ngành xe ô tô, giờ là thời điểm tuyệt vời để đầu tư”, bà Thủy cho biết.
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1672739360592-0'); });
VinFast cũng vận hành xe buýt điện tại Hà Nội và TP.HCM. Bà Thủy cho biết, những điều này mang lại cho những cư dân phụ thuộc vào xe máy một giải pháp thay thế sạch sẽ thay vì phải ngồi trong tình trạng tắc nghẽn do khói bụi và đưa phương tiện giao thông công cộng “đến với những người chưa bao giờ sử dụng nó”, chẳng hạn như nhân viên tại các đại sứ quán và các công ty tính việc đi lại xanh trong chỉ số hiệu suất của họ.
Cho năm 2024, VinFast đặt mục tiêu bàn giao 100.000 xe nhờ mạng lưới phân phối ngày càng mở rộng cũng như hướng tới cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí, dựa trên nền tảng tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu, đồng thời đầu tư chiến lược vào các thị trường tiềm năng trong khu vực.
Sau khi đặt nền móng tại các thị trường như Mỹ, Canada và một số nước châu Âu, kế hoạch mở rộng toàn cầu của VinFast năm nay sẽ tập trung vào các thị trường toàn cầu khác, bao gồm những thị trường tiềm năng gần Việt Nam như Indonesia và Ấn Độ. Bước đi này phù hợp với chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn, bao gồm các mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu.
Theo: VinFast / Nhịp sống thị trường
Người dùng chia sẻ hành trình xuyên Việt gần 5.000 km trong 10 ngày cùng “xe chủ tịch” VinFast VF9 và những đánh chi tiết
Sở hữu chiếc VinFast VF9 Plus tại Việt Nam chỉ sau 20 ngày, chủ xe quyết định bước vào hành trình xuyên Việt hoành tráng với gần 5.000km trong 10 ngày, đây chắc chắn là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của bất kỳ chủ xe điện nào.
Bài viết về hành trình xuyên Việt cùng VinFast VF9 Plus trong 10 ngày với gần 5000km cây số được chia sẻ của bác Phillip Pham trong nhóm VinFast Global Club ⒺⓋ. Bài chia sẻ như sau:
Chuyến phiêu lưu này không chỉ là một trải nghiệm thú vị mà còn là cơ hội để tôi so sánh VF9 với các loại xe điện khác mà bản thân đã lái ở nước ngoài như Hyundai EV6, Genesis GV80, Tesla Model X, và thậm chí là X5 Hybrid, cũng như một số SUV xăng hạng nặng từ Đức và Mỹ X7, GLS 500, XC90 và Ford Expedition.
Trước khi bắt đầu, tôi đã chuẩn bị trước gồm kiểm tra và áp dụng miếng dán lốp giảm ồn, xử lý chống đâm thủng, điều chỉnh áp suất lốp cao hơn bình thường một chút cho tình trạng đường không chắc chắn, trang bị một bơm điện cầm tay và nhảy pin. Chiếc VF9 của tôi 7 chỗ ngồi, với vành 22 inch và lốp Continental LX Sport.
Hành trình bắt đầu tại TP HCM, lúc đầu dự định của tôi là chạy tới Đà Nẵng có công việc và trải nghiệm xe. Nhưng sau đó tôi nghĩ, “Tại sao dừng lại ở đó?”, thế là bản thân quyết định kéo hành trình ra tới Hà Nội để trải nghiệm trọn vẹn xe trong chuyến đi xuyên Việt.
Bắt đầu từ ngày 22/2 và kết thúc chuyến đi vào ngày 02/3. Tổng cộng lái 4994km một mình.
Hành trình cụ thể:
- Ngày 1 (22/02): Sài Gòn – Đà Lạt, Lâm Đồng – Quy Nhơn, Bình Định (Mình có việc ở đây nên đi tuyến này)
- Ngày 2 (23/02): Quy Nhơn, Bình Định – TP Vinh
- Ngày 3 (24/02): Thành phố Vinh, Nghệ An – Hà Nội – Tuyên Quang
- Ngày 4, 5 (25/02-26/02): Tuyên Quang – Mèo Vạc, Hà Giang
- Ngày 6 (27/02): Mèo Vạc, Hà Giang – Hà Nội
- Ngày 7 (28/02): Hà Nội – Hải Phòng – Ninh Bình
- Ngày 8 (29/02): Ninh Bình – Quảng Ngãi
- Ngày 9 (01/03): Quảng Ngãi – Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk – Lâm Đồng
- Ngày 10 (02/03): Đà Lạt, Lâm Đồng – Sài Gòn.
Về hiệu suất, hệ thống treo của VF9 cảm thấy chắc chắn với một người đam mê BMW. VF9 mang lại cho mình cảm giác như một chiếc SUV đầy đủ, với cảm giác lái thể thao và mạnh mẽ, đặc biệt dễ chú ý khi vượt qua trên các đường cao tốc, mang lại trải nghiệm lái xe tự tin.
Hạ tầng sạc VinFast là một điểm cộng rất lớn, với sự phân phối rộng khắp các tuyến đường tỉnh, ấn tượng nhất là ở các khu vực từ Hà Giang đến Đồng Văn và Mèo Vạc. Mạng sạc dày đặc, dù vậy bản thân vẫn hy vọng các điểm nạp gần hơn với các khu tiện ích để nâng cao trải nghiệm chờ trong lúc sạc.
Hệ thống ADAS hoạt động khá tốt, không hẳn sánh ngang với Tesla nhưng gần với EV6 và Genesis GV80 mà bản thân đã trải nghiệm. Đáng chú ý, VF9 cách âm tốt hơn so với Tesla Model X Iúc lái tại Mỹ.
Một số thứ tôi hy vọng sẽ thấy cải thiện ở VF9 bao gồm đèn pha và mức độ ồn. Đèn pha có thể mạnh hơn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thời tiết xấu, và mặc dù cách âm tiếng ồn khá tốt, nhưng vẫn có một số chỗ để cải thiện, đặc biệt là ở tốc độ cao.
Bản thân quyết định chia sẻ câu chuyện này để bày tỏ niềm tin và tự hào của mình về một thương hiệu xe điện Việt Nam có khả năng đồng hành cùng bản thân trong những hành trình dài. Hy vọng những trải nghiệm thực tế sẽ hữu ích cho ai đó nghiên cứu VF9.
Cũng chia sẻ một số cảnh đẹp của Việt Nam.
Nguồn: Bài viết chia sẻ trong nhóm VinFast Global Club ⒺⓋ